Tin tức
Tường trình từ xưởng may đen
(28/05/2012)

 

Tường trình từ xưởng may đen
(PL)- Sau ba tháng lao động nhọc nhằn ở xưởng may đen, một phụ nữ bị ho ra máu kéo dài, bị sụt 15 kg nhưng vẫn phải đi làm. Để “giải cứu”, chồng chị phải bán nhà nộp 1.000 USD cho người môi giới.
Trở về từ xưởng may đen bên Nga đã nửa năm nhưng chị Nguyễn Thị Thược (34 tuổi, xã Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình) vẫn chưa hết khiếp hãi khi nghĩ tới ba tháng sống trong xưởng may đen. “Chúng tôi làm hùng hục và bị đối xử như những con vật, bị ốm cũng không tha” - chị Thược cho hay.
“Bánh vẽ” thu nhập cao
Đang làm thợ may ở quê, nghe nói có nơi tuyển đi Nga lao động, vợ chồng chị hăm hở lên văn phòng môi giới lao động ở TP Thái Bình. Ông Tô Kim Ngọc, người đại diện văn phòng đại diện Công ty Vinahandcoop, tư vấn: Đi Nga có thu nhập chừng 500 USD/tháng, chi phí chỉ chừng 2.000 USD nhưng chỉ phải đóng 300 USD trước, số còn lại chủ ứng trước, trừ dần vào lương. Thấy cái “bánh vẽ” quá hấp dẫn, chị Thược đồng ý đóng 300 USD.
Tháng 8-2011, chị Thược cùng 26 người khác (chủ yếu ở Thái Bình) được đưa lên Hà Nội phỏng vấn, kiểm tra tay nghề may và 27 người đều trúng tuyển. Họ ký hợp đồng với Công ty Vinastar (địa chỉ: 140332 Moscow Oblast, quận Egorevski, làng Savvino) do ông Nguyễn Quang Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Vinastar, là đại diện chủ sử dụng lao động. Theo hợp đồng, người lao động (NLĐ) được trả lương khoán sản phẩm, mức lương 500 USD/tháng. Trường hợp không có việc hoặc không đủ việc để đạt mức khoán, chủ sẽ đảm bảo mức lương tối thiểu 350 USD/tháng. Thời gian lao động 8 giờ/ngày, 26 ngày/tháng. NLĐ chỉ phải làm thêm 2-4 giờ/ngày. Thời hạn hợp đồng lao động ba năm kể từ ngày NLĐ nhập cảnh vào Nga, mỗi năm gia hạn giấy phép lao động một lần.
Chủ công ty lo ăn, ở và các trang thiết bị cần thiết khác, NLĐ phải trả chi phí này 150 USD/tháng. NLĐ được ở chung với nhau trong nơi ở phù hợp. Công ty cung cấp bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động. NLĐ được nghỉ ngày lễ 1-5 và ba ngày tết. Mỗi năm có thể nghỉ không lương 15 ngày giải quyết việc riêng, được khám bệnh định kỳ hằng năm, chi phí khám chữa bệnh do công ty trả. NLĐ phải trả 1.000 USD chi phí làm thủ tục bằng cách trừ dần vào lương trong một năm.
Lao động khổ sai
Qua Moscow, người của Công ty Vinastar đón họ lên xe ô tô đưa tới một nhà xưởng cũ kỹ nằm lọt thỏm trong một cánh rừng. Tại đây đã có chừng 100 lao động. Đêm đầu tiên, tất cả được tống vào khu “chung cư”, gồm ba căn phòng rộng chừng 15 m2, mỗi phòng kê sáu chiếc giường tầng. Bảy đàn ông được xếp chung, còn 20 phụ nữ được tống vào một căn phòng. Sau đó những cặp vợ chồng được chuyển ra khu ở khác nằm kế bên. Các căn phòng rộng 1,2 m, dài chừng 1,5 m vừa đúng một tấm phản. Một nơi ở tồi tàn, tối tăm không có điện thắp sáng, không có quạt và mùa đông rét cắt da cũng không có lò sưởi.
Chị Nguyễn Thị Thược kể lại cuộc sống ở xưởng may đen tại Nga. Ảnh: HH
Sau vài ba ngày dưỡng sức, nhóm của Thược bắt tay vào làm việc trong căn xưởng may rộng chừng 75 m2. Chủ xưởng bắt họ ký lại hợp đồng, không phải những điều khoản hấp dẫn như bản đã ký ở Việt Nam. Nhiều người không chịu ký nhưng lập tức bị cấm vận mua thẻ điện thoại, mì gói nên đành nhắm mắt ký bừa. Hơn 100 người chia hai ca, ngày và đêm dưới sự giám sát của nhóm quản lý là người nhà chủ xưởng.
Thược được bố trí làm ca đêm. Sau 19 giờ làm miết đến chừng 1 giờ đêm được nghỉ chừng 10 phút ăn giữa ca bằng cơm nguội rồi làm tiếp đến 7 giờ sáng. Sau bữa cơm sáng, ca ngày vào dây chuyền còn ca đêm tiếp tục làm công việc sửa chữa áo lỗi, nhặt chỉ tới tận 11-12 giờ trưa. Buổi trưa không được ăn, ai muốn ăn phải ký sổ mì gói của chủ xưởng với giá khá “chát”. Ngược lại, ca ngày làm miết tới tối ăn xong bữa tối lại phải làm tiếp công việc sửa đồ lỗi, nhặt chỉ tới 12 giờ khuya. Cứ như vậy hết ngày này qua ngày khác.
Cuối tháng đầu tiên, nhóm Thược được người ta tính công chỉ được chừng 6.000-7.000 rúp (cỡ hơn 4 triệu đồng) nhưng chủ trừ tiền ăn ở hết hơn 5.000 rúp. Đó là chưa kể tiền phạt đủ kiểu: sản phẩm hỏng, phạt; nói chuyện, phạt; cự cãi, phạt. Mỗi lần phạt 5.000-10.000 rúp. Ngoài tiền phạt còn phải tính số tiền mua chịu mì gói, nước uống với giá cao ngất. Thành ra ai cũng bị âm tiền, tháng đầu chỉ âm chừng 1.000 rúp nhưng càng ở lâu số tiền “âm” càng lớn. Khoản tiền nợ ngày càng đè nặng trên vai người lao động, dù họ làm việc hết sức cực nhọc.
Địa ngục trần gian
“Chúng tôi chỉ ở trong khuôn viên của xưởng may, không biết nơi mình sống là nơi nào, không đến thế giới bên ngoài, thậm chí nhiều tháng không nhìn thấy mặt trời” - chị Thược kể. Chủ xưởng không cho ai ra ngoài. Mỗi ngày chỉ ăn hai bữa cơm sáng và tối, đồ ăn chủ yếu là thịt gà già và lòng heo đông lạnh. Họ phải làm ít nhất 15 giờ và chỉ được ngủ chừng 3 giờ. Đêm quản lý, bảo vệ cùng hai con chó dữ luôn canh chừng. Vài người liều lĩnh bỏ trốn đã bị tay chân chủ xưởng bắt về đánh nhừ tử rồi phạt mỗi người 20.000 rúp.
Quần áo mang từ nhà sang có bao nhiêu mặc bấy nhiêu, không cấp phát cũng không thể mua sắm. Những người qua chừng 2-3 năm quần áo, đồ đạc đã cũ, hỏng đành lấy của những người mới qua xài đỡ. Chuyện vệ sinh cá nhân càng khổ. Ở đây ngay cả mùa hè cũng không thể tắm nước lạnh. Mỗi khi nghỉ làm, mọi người lại tranh nhau tắm trước để có nước nóng sạch. Những người chậm chân đành phải tắm bằng nước nóng nhuốm đầy phẩm màu ở xưởng giặt công nghiệp. Bệnh ngoài da, bệnh phụ nữ được dịp hoành hành.
Hơn hai tháng sống trong điều kiện tồi tàn, lại phải làm việc cật lực, Thược xuống sức bị bệnh ho ra máu kéo dài. Chị kêu ốm nhưng chủ nhất định không đưa đi khám chữa. Quản lý không cho phép chị nghỉ, bệnh cũng phải ra xưởng ngồi làm. Nhiều lần Thược gục bên bàn máy liền bị sốc lên bắt làm tiếp. Những hôm bệnh nặng quá, cô nằm trong phòng ở liền bị cắt cơm. Chị em ở cùng đành lấy ít cơm nguội nấu cháo cho chị cầm hơi. Một lần đang nằm bẹp, gã đốc công tới ép cô đi làm, cô không gượng nổi liền bị gã giáng liên tiếp mấy bạt tai.
Nộp tiền “chuộc” người
Cả tháng trời ốm đau, từ 57 kg chị sụt còn 42 kg. Thược gặp người quản lý xưởng xin được trở về quê chữa bệnh. Họ nói chủ không cho về. Chị thều thào nếu không cho về chắc sẽ chết ở đây làm người quản lý hoảng hồn đề nghị chủ cho chị về. Ông bà chủ bắt chị phải trả 3.700 USD, gồm tiền làm thủ tục sang Nga 2.000 USD, phạt phá hợp đồng 1.000 USD, tiền vé máy bay 700 USD. Thược gọi điện thoại về nhà cho chồng biết số tiền chủ bắt mình phải trả. Nghe xong chồng chị quyết định bán căn nhà, một phần trả nợ, phần đem chuộc vợ. Ông mang 21 triệu đồng lên văn phòng môi giới yêu cầu cho vợ mình về. “Người môi giới muốn chối bỏ trách nhiệm nhưng tôi nói cứng nếu nhà tôi chết họ phải chịu trách nhiệm. Họ sợ tôi trình báo nên đã chịu nhận 1.000 USD” - chồng chị Thược kể. Hai hôm sau, tại xưởng may đen ở Nga, chị Thược được chủ xưởng thông báo cho về. Ngày 4-11-2011, chị được đưa lên chiếc xe tải chở hàng đưa tới sân bay, trở về. Sau hàng tháng trời điều trị đến nay chị Thược mới khỏe lại nhưng căn nhà không còn, chị phải thuê tạm một căn nhà trọ để ở.
Phải nộp 2.000 USD tiền tươi và ký nợ 2.500 USD để thoát thân
Gia đình chị Trần Thị Tuyền ngụ xã An Ninh (huyện Tiền Hải, Thái Bình) có ba người gồm hai vợ chồng chị và cô em chồng cùng bị kẹt ở xưởng may Vinastar. Tuyền có bầu vẫn phải làm quần quật, cô gầy sọp đi còn 37 kg. Vợ chồng xin cho chị được về. Chủ bắt phải trả 4.500 USD. Gia đình chồng chạy vạy khắp nơi được 2.000 USD nộp cho vợ ông chủ xưởng may là bà T. (ở Hà Nội). Chồng chị Tuyền phải ký nhận số nợ 2.500 USD còn lại chị mới được về.
Chị Trần Thị Tuyền được về nước sau khi nộp tiền chuộc, còn chồng và em vẫn kẹt trong xưởng may ở Nga. Ảnh: HH
Cũng như Thược và Tuyền, nhiều NLĐ trong xưởng không thể chịu đựng được hơn, cũng gọi điện bảo người nhà chạy tiền “chuộc” mình về.
100/175 lao động quyết liệt đòi về
Nguồn tin từ các lao động tại xưởng may Vinastar cho biết, làm việc với các công nhân, đại diện công ty này tuyên bố, HĐLĐ do các tổ chức, cá nhân đã ký với NLĐ tại Việt Nam không có giá trị gì hết, buộc phải ký lại. Trong số 175 lao động tại công ty có 100 lao động kiên quyết đòi về, 75 lao động còn lại là người nhà của công ty cũng đã sắp hết hạn hợp đồng. 10 ngày qua, công ty đã ngừng cung cấp thẻ điện thoại cho NLĐ, sắp tới việc liên lạc với bên ngoài càng khó khăn hơn.
Người đại diện công ty còn tuyên bố: “Ai muốn về Việt Nam thì liên hệ với người đã môi giới đưa đi mà về, còn công ty không có trách nhiệm”.
Sáng 26-5, anh Đàm Minh Chứng từ Phú Yên vào TP.HCM để gửi đơn cầu cứu đến cơ quan chức năng giải thoát đứa em đang làm việc tại xưởng may của Vinastar. Chúng tôi tiếp tục nhận được tin cầu cứu từ một lao động tại Nga. Người này cho biết đã bị bệnh từ hơn 10 ngày nay, người rất yếu, ăn vào là bị nôn. “Em xin quản lý đi khám bệnh nhưng họ nói không có xe vào thành phố. Em chỉ cầu mong được giải thoát khỏi nơi này để về Việt Nam chữa bệnh” - người này khẩn cầu.
PHONG ĐIỀN
HUY HOÀNG

- Sau ba tháng lao động nhọc nhằn ở xưởng may đen, một phụ nữ bị ho ra máu kéo dài, bị sụt 15 kg nhưng vẫn phải đi làm. Để “giải cứu”, chồng chị phải bán nhà nộp 1.000 USD cho người môi giới.Trở về từ xưởng may đen bên Nga đã nửa năm nhưng chị Nguyễn Thị Thược (34 tuổi, xã Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình) vẫn chưa hết khiếp hãi khi nghĩ tới ba tháng sống trong xưởng may đen. “Chúng tôi làm hùng hục và bị đối xử như những con vật, bị ốm cũng không tha” - chị Thược cho hay.
“Bánh vẽ” thu nhập cao
Đang làm thợ may ở quê, nghe nói có nơi tuyển đi Nga lao động, vợ chồng chị hăm hở lên văn phòng môi giới lao động ở TP Thái Bình. Ông Tô Kim Ngọc, người đại diện văn phòng đại diện Công ty Vinahandcoop, tư vấn: Đi Nga có thu nhập chừng 500 USD/tháng, chi phí chỉ chừng 2.000 USD nhưng chỉ phải đóng 300 USD trước, số còn lại chủ ứng trước, trừ dần vào lương. Thấy cái “bánh vẽ” quá hấp dẫn, chị Thược đồng ý đóng 300 USD.
Tháng 8-2011, chị Thược cùng 26 người khác (chủ yếu ở Thái Bình) được đưa lên Hà Nội phỏng vấn, kiểm tra tay nghề may và 27 người đều trúng tuyển. Họ ký hợp đồng với Công ty Vinastar (địa chỉ: 140332 Moscow Oblast, quận Egorevski, làng Savvino) do ông Nguyễn Quang Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Vinastar, là đại diện chủ sử dụng lao động. Theo hợp đồng, người lao động (NLĐ) được trả lương khoán sản phẩm, mức lương 500 USD/tháng. Trường hợp không có việc hoặc không đủ việc để đạt mức khoán, chủ sẽ đảm bảo mức lương tối thiểu 350 USD/tháng. Thời gian lao động 8 giờ/ngày, 26 ngày/tháng. NLĐ chỉ phải làm thêm 2-4 giờ/ngày. Thời hạn hợp đồng lao động ba năm kể từ ngày NLĐ nhập cảnh vào Nga, mỗi năm gia hạn giấy phép lao động một lần.
Chủ công ty lo ăn, ở và các trang thiết bị cần thiết khác, NLĐ phải trả chi phí này 150 USD/tháng. NLĐ được ở chung với nhau trong nơi ở phù hợp. Công ty cung cấp bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động. NLĐ được nghỉ ngày lễ 1-5 và ba ngày tết. Mỗi năm có thể nghỉ không lương 15 ngày giải quyết việc riêng, được khám bệnh định kỳ hằng năm, chi phí khám chữa bệnh do công ty trả. NLĐ phải trả 1.000 USD chi phí làm thủ tục bằng cách trừ dần vào lương trong một năm.
Lao động khổ sai
Qua Moscow, người của Công ty Vinastar đón họ lên xe ô tô đưa tới một nhà xưởng cũ kỹ nằm lọt thỏm trong một cánh rừng. Tại đây đã có chừng 100 lao động. Đêm đầu tiên, tất cả được tống vào khu “chung cư”, gồm ba căn phòng rộng chừng 15 m2, mỗi phòng kê sáu chiếc giường tầng. Bảy đàn ông được xếp chung, còn 20 phụ nữ được tống vào một căn phòng. Sau đó những cặp vợ chồng được chuyển ra khu ở khác nằm kế bên. Các căn phòng rộng 1,2 m, dài chừng 1,5 m vừa đúng một tấm phản. Một nơi ở tồi tàn, tối tăm không có điện thắp sáng, không có quạt và mùa đông rét cắt da cũng không có lò sưởi.

Chị Nguyễn Thị Thược kể lại cuộc sống ở xưởng may đen tại Nga. Ảnh: HH
Sau vài ba ngày dưỡng sức, nhóm của Thược bắt tay vào làm việc trong căn xưởng may rộng chừng 75 m2. Chủ xưởng bắt họ ký lại hợp đồng, không phải những điều khoản hấp dẫn như bản đã ký ở Việt Nam. Nhiều người không chịu ký nhưng lập tức bị cấm vận mua thẻ điện thoại, mì gói nên đành nhắm mắt ký bừa. Hơn 100 người chia hai ca, ngày và đêm dưới sự giám sát của nhóm quản lý là người nhà chủ xưởng.
Thược được bố trí làm ca đêm. Sau 19 giờ làm miết đến chừng 1 giờ đêm được nghỉ chừng 10 phút ăn giữa ca bằng cơm nguội rồi làm tiếp đến 7 giờ sáng. Sau bữa cơm sáng, ca ngày vào dây chuyền còn ca đêm tiếp tục làm công việc sửa chữa áo lỗi, nhặt chỉ tới tận 11-12 giờ trưa. Buổi trưa không được ăn, ai muốn ăn phải ký sổ mì gói của chủ xưởng với giá khá “chát”. Ngược lại, ca ngày làm miết tới tối ăn xong bữa tối lại phải làm tiếp công việc sửa đồ lỗi, nhặt chỉ tới 12 giờ khuya. Cứ như vậy hết ngày này qua ngày khác.
Cuối tháng đầu tiên, nhóm Thược được người ta tính công chỉ được chừng 6.000-7.000 rúp (cỡ hơn 4 triệu đồng) nhưng chủ trừ tiền ăn ở hết hơn 5.000 rúp. Đó là chưa kể tiền phạt đủ kiểu: sản phẩm hỏng, phạt; nói chuyện, phạt; cự cãi, phạt. Mỗi lần phạt 5.000-10.000 rúp. Ngoài tiền phạt còn phải tính số tiền mua chịu mì gói, nước uống với giá cao ngất. Thành ra ai cũng bị âm tiền, tháng đầu chỉ âm chừng 1.000 rúp nhưng càng ở lâu số tiền “âm” càng lớn. Khoản tiền nợ ngày càng đè nặng trên vai người lao động, dù họ làm việc hết sức cực nhọc.
Địa ngục trần gian
“Chúng tôi chỉ ở trong khuôn viên của xưởng may, không biết nơi mình sống là nơi nào, không đến thế giới bên ngoài, thậm chí nhiều tháng không nhìn thấy mặt trời” - chị Thược kể. Chủ xưởng không cho ai ra ngoài. Mỗi ngày chỉ ăn hai bữa cơm sáng và tối, đồ ăn chủ yếu là thịt gà già và lòng heo đông lạnh. Họ phải làm ít nhất 15 giờ và chỉ được ngủ chừng 3 giờ. Đêm quản lý, bảo vệ cùng hai con chó dữ luôn canh chừng. Vài người liều lĩnh bỏ trốn đã bị tay chân chủ xưởng bắt về đánh nhừ tử rồi phạt mỗi người 20.000 rúp.
Quần áo mang từ nhà sang có bao nhiêu mặc bấy nhiêu, không cấp phát cũng không thể mua sắm. Những người qua chừng 2-3 năm quần áo, đồ đạc đã cũ, hỏng đành lấy của những người mới qua xài đỡ. Chuyện vệ sinh cá nhân càng khổ. Ở đây ngay cả mùa hè cũng không thể tắm nước lạnh. Mỗi khi nghỉ làm, mọi người lại tranh nhau tắm trước để có nước nóng sạch. Những người chậm chân đành phải tắm bằng nước nóng nhuốm đầy phẩm màu ở xưởng giặt công nghiệp. Bệnh ngoài da, bệnh phụ nữ được dịp hoành hành.
Hơn hai tháng sống trong điều kiện tồi tàn, lại phải làm việc cật lực, Thược xuống sức bị bệnh ho ra máu kéo dài. Chị kêu ốm nhưng chủ nhất định không đưa đi khám chữa. Quản lý không cho phép chị nghỉ, bệnh cũng phải ra xưởng ngồi làm. Nhiều lần Thược gục bên bàn máy liền bị sốc lên bắt làm tiếp. Những hôm bệnh nặng quá, cô nằm trong phòng ở liền bị cắt cơm. Chị em ở cùng đành lấy ít cơm nguội nấu cháo cho chị cầm hơi. Một lần đang nằm bẹp, gã đốc công tới ép cô đi làm, cô không gượng nổi liền bị gã giáng liên tiếp mấy bạt tai.
Nộp tiền “chuộc” người
Cả tháng trời ốm đau, từ 57 kg chị sụt còn 42 kg. Thược gặp người quản lý xưởng xin được trở về quê chữa bệnh. Họ nói chủ không cho về. Chị thều thào nếu không cho về chắc sẽ chết ở đây làm người quản lý hoảng hồn đề nghị chủ cho chị về. Ông bà chủ bắt chị phải trả 3.700 USD, gồm tiền làm thủ tục sang Nga 2.000 USD, phạt phá hợp đồng 1.000 USD, tiền vé máy bay 700 USD. Thược gọi điện thoại về nhà cho chồng biết số tiền chủ bắt mình phải trả. Nghe xong chồng chị quyết định bán căn nhà, một phần trả nợ, phần đem chuộc vợ. Ông mang 21 triệu đồng lên văn phòng môi giới yêu cầu cho vợ mình về. “Người môi giới muốn chối bỏ trách nhiệm nhưng tôi nói cứng nếu nhà tôi chết họ phải chịu trách nhiệm. Họ sợ tôi trình báo nên đã chịu nhận 1.000 USD” - chồng chị Thược kể. Hai hôm sau, tại xưởng may đen ở Nga, chị Thược được chủ xưởng thông báo cho về. Ngày 4-11-2011, chị được đưa lên chiếc xe tải chở hàng đưa tới sân bay, trở về. Sau hàng tháng trời điều trị đến nay chị Thược mới khỏe lại nhưng căn nhà không còn, chị phải thuê tạm một căn nhà trọ để ở.
Phải nộp 2.000 USD tiền tươi và ký nợ 2.500 USD để thoát thân
Gia đình chị Trần Thị Tuyền ngụ xã An Ninh (huyện Tiền Hải, Thái Bình) có ba người gồm hai vợ chồng chị và cô em chồng cùng bị kẹt ở xưởng may Vinastar. Tuyền có bầu vẫn phải làm quần quật, cô gầy sọp đi còn 37 kg. Vợ chồng xin cho chị được về. Chủ bắt phải trả 4.500 USD. Gia đình chồng chạy vạy khắp nơi được 2.000 USD nộp cho vợ ông chủ xưởng may là bà T. (ở Hà Nội). Chồng chị Tuyền phải ký nhận số nợ 2.500 USD còn lại chị mới được về.

Chị Trần Thị Tuyền được về nước sau khi nộp tiền chuộc, còn chồng và em vẫn kẹt trong xưởng may ở Nga. Ảnh: HH
Cũng như Thược và Tuyền, nhiều NLĐ trong xưởng không thể chịu đựng được hơn, cũng gọi điện bảo người nhà chạy tiền “chuộc” mình về.
100/175 lao động quyết liệt đòi về
Nguồn tin từ các lao động tại xưởng may Vinastar cho biết, làm việc với các công nhân, đại diện công ty này tuyên bố, HĐLĐ do các tổ chức, cá nhân đã ký với NLĐ tại Việt Nam không có giá trị gì hết, buộc phải ký lại. Trong số 175 lao động tại công ty có 100 lao động kiên quyết đòi về, 75 lao động còn lại là người nhà của công ty cũng đã sắp hết hạn hợp đồng. 10 ngày qua, công ty đã ngừng cung cấp thẻ điện thoại cho NLĐ, sắp tới việc liên lạc với bên ngoài càng khó khăn hơn.
Người đại diện công ty còn tuyên bố: “Ai muốn về Việt Nam thì liên hệ với người đã môi giới đưa đi mà về, còn công ty không có trách nhiệm”.
Sáng 26-5, anh Đàm Minh Chứng từ Phú Yên vào TP.HCM để gửi đơn cầu cứu đến cơ quan chức năng giải thoát đứa em đang làm việc tại xưởng may của Vinastar. Chúng tôi tiếp tục nhận được tin cầu cứu từ một lao động tại Nga. Người này cho biết đã bị bệnh từ hơn 10 ngày nay, người rất yếu, ăn vào là bị nôn. “Em xin quản lý đi khám bệnh nhưng họ nói không có xe vào thành phố. Em chỉ cầu mong được giải thoát khỏi nơi này để về Việt Nam chữa bệnh” - người này khẩn cầu.
PHONG ĐIỀN
HUY HOÀNG - Phapluattp.vn

 

Các tin khác

©2010 Copyright by Luatsutoanco . All rights reserved.
Phòng 105, 17/19 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. ĐT: (08) 7300 8787 - 7300 8788 - Fax: (08) 7300 8787
SĐKKD: 41.01.1254/TP/ĐKHĐ. Người đại diện: Luật Sư Kiều Đại Bằng
Thiết kế website - Thiết kế web bởi Univinet